Đây là cách người hâm mộ cuồng nhiệt của Liverpool cổ vũ ngôi sao sáng giá nhất của họ – Mohamed Salah. Tuy nhiên, đối với những người trẻ ở Ai Cập, Salah không chỉ là một cầu thủ. Ở một đất nước với tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng và bất ổn chính trị, Salah là một biểu tượng và một hình mẫu – anh ấy là hiện thân của lý tưởng của một người trẻ đã đạt được ước mơ của mình.
Mohamed Salah đến từ một ngôi làng nhỏ, Nagrig, ở quận Gharbia, nơi có tới 10% người dân sống trong cảnh nghèo đói. Hành trình của Salah bắt đầu ở câu lạc bộ El Mokawloon ở Tanta. Từ đó, anh tham gia cùng một câu lạc bộ ở Cairo. Đến từ một trong những ngôi làng nông thôn của Ai Cập, ở tuổi 14, Salah phải đi ít nhất 5 chuyến xe buýt khác nhau mỗi ngày để đến cơ sở tập luyện này.
Năm 2012, anh được câu lạc bộ Thụy Sĩ là Basel phát hiện và khai phá ra tiềm năng ẩn sâu trong con người của Salah, và việc anh thành công ở giải Swiss Super League đã thu hút sự chú ý của José Mourinho, người đang là huấn luyện viên của Câu lạc bộ bóng đá Chelsea vào thời điểm đó. Nhưng quãng thời gian ở Stamford Bridge của Salah không mấy thành công, anh ấy đã dành phần lớn thời gian của mình trên băng ghế dự bị. Salah đã có những kỳ tích ở Ý, với Fiorentina (cho mượn) và AS Roma, trước khi chiến thắng trở lại giải Ngoại hạng Anh, với Câu lạc bộ bóng đá Liverpool. Vào tháng 10 năm 2017, Salah đã ghi bàn từ quả phạt đền đưa Ai Cập đến với vòng chung kết World Cup đầu tiên sau 28 năm.
Trong hơn mười năm qua, khi theo dõi nguyện vọng của những người trẻ tuổi ở Ai Cập, tôi ghi nhận những nguyện vọng chưa được hoàn thành tương tự – tìm việc làm, lập gia đình, được học hành tử tế – vẫn tồn tại theo thời gian. Tôi cũng đã chứng kiến hành trình vươn tới thành công của Salah, cũng như sự chăm chỉ và quyết tâm của anh ấy, đã truyền cảm hứng cho tuổi trẻ đầy thất vọng của Ai Cập vượt qua những trở ngại mà họ phải đối mặt và đạt được mục tiêu của mình.
“Mohamed Salah đã đưa Ai Cập trở lại bản đồ bóng đá thế giới,” một thanh niên nói trên một chương trình truyền hình gần đây về Ai Cập. Việc trưng bày đôi giày của anh ấy trong Bảo tàng Anh và biệt danh “Hoàng tử Ai Cập” của anh ấy là bằng chứng cho thấy Salah đã trở thành một biểu tượng của tất cả người dân Ai Cập. Cải thiện hình ảnh của Ai Cập trên trường quốc tế là rất quan trọng, trong bối cảnh ngành du lịch đang trì trệ và hình ảnh tiêu cực trên toàn cầu, sau khi chủ tịch Mohamed Morsi của Tổ chức Hồi giáo bị lật đổ vào năm 2013, tình hình chính trí tại đất nước này bắt đầu có những dấu hiệu bất ổn.